Thoái hóa khớp gối và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối, căn bệnh thường gặp ở những người ngoài 40 tuổi, hiện nay đã bị trẻ hóa do lối sống ít vận động hoặc nhiều thói quen xấu. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Triệu chứng phát triển khớp

Trước đây, chỉ có 80% người mắc bệnh thoái hóa khớp là trên 40 và 50 tuổi. Nhưng những năm gần đây căn bệnh này xuất hiện nhiều ở những người trẻ độ tuổi 30. Một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ hóa là lối sống. ít vận động, béo phì hoặc vận động quá sức, sai tư thế.

Các dấu hiệu sớm nhất của thoái hóa khớp gối thường là:

Đau phía trước khớp gối. Chủ yếu đau khi đi lại nhiều khi lên, xuống cầu thang hoặc đau khi đứng lên ngồi xuống. Có tiếng lạo xạo khi gấp và duỗi.

Tuy nhiên thoái hóa khớp giai đoạn đầu rất dễ bị người bệnh bỏ qua vì chủ yếu bệnh này sẽ diễn ra từ từ và không có dấu hiệu rõ ràng. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Tại Vinmec Phú Quốc, gần 70% người mắc bệnh này được phát hiện ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn muộn, bệnh thoái hóa khớp sẽ có những biểu hiện sau:

Đau nhiều Cứng khớp buổi sáng. Cử động đầu gối hoặc khi đi có tiếng lách cách.

Bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển theo 4 giai đoạn và được xác định tùy theo mức độ tổn thương của khớp trên hình ảnh mà phim X-quang cho thấy. Cụ thể như:

Thoái hóa độ I: không có dấu hiệu bất thường rõ rệt. Thoái hóa độ II: Xquang thấy gai xương nhỏ, khe khớp hẹp lại… Thoái hóa độ III: hình ảnh tổn thương thấy tổn thương, khe khớp hẹp rõ, xương dưới sụn đặc, nhiều gai xương kích thước khác nhau… Thoái hóa độ IV: lớp sụn gần như bị bào mòn hoàn toàn rồi bong ra để lộ các đầu xương, dịch bao khớp bị tổn thương không thể bôi trơn ổ khớp

2. Biến chứng của thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối mang đến những cơn đau mãn tính gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng do thoái hóa khớp gối sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh, làm suy giảm chức năng vận động:

Cứng khớp Hạn chế vận động, đi lại khó khăn, thậm chí phải dùng nạng. Biến dạng khớp gối, chi dưới cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài. Suy nhược cơ bắp. vôi hóa sụn. Bị liệt, tàn tật, sử dụng xe đẩy hoặc xe lăn để hỗ trợ đi lại.

Ngoài ra, bệnh còn có thể dẫn đến các vấn đề về lo âu và trầm cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh:

Rối loạn giấc ngủ Giảm năng suất làm việc Tăng cân, lười vận động dẫn đến các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, gút.

3. Điều trị Thoái hóa khớp gối như thế nào?

Điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

3.1 Điều trị nội khoa

Tiêm corticoid nội khớp giúp kháng viêm, giảm đau nhanh chóng. Tiêm dịch khớp nhân tạo (HA) điều trị thoái hóa khớp giúp kháng viêm, giảm đau. Đặc biệt, phương pháp này không chống chỉ định với người bị cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường hay viêm loét dạ dày. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào khớp gối giúp kháng viêm, giảm đau. Phương pháp này cũng không chống chỉ định với bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do huyết tương giàu tiểu cầu được chiết xuất từ máu của chính bệnh nhân, sau đó tiêm vào khớp nên thường không gây dị ứng hay nguy hiểm cho sức khỏe khi tiêm.

3.2. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Những trường hợp điều trị nội khoa bằng các phương pháp trên mà thất bại hoặc đến bệnh viện khi thoái hóa khớp đã ở giai đoạn IV của thoái hóa khớp thường sẽ được chỉ định phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

Thay khớp gối được áp dụng khi bệnh đã ở giai đoạn 3, 4 và không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên, đây là đại phẫu, chi phí rất cao. Ngoài ra, tuổi thọ của khớp nhân tạo chỉ khoảng 10-15 năm nên bệnh nhân trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ phải thay nhiều khớp. Vì vậy, với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng.