Tác hại của việc thiếu kẽm ở trẻ em

Kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Thấp còi và chậm phát triển là dấu hiệu cho thấy bé bị thiếu kẽm. Nhận biết sớm tình trạng thiếu kẽm ở trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

1. Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của trẻ

Mặc dù kẽm chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ thể, nhưng nó là một vi chất dinh dưỡng đóng vai trò sinh học rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme khác nhau, là chất xúc tác không thể thiếu của RNA-polymerase trong quá trình sao chép DNA tế bào. Đây là một chức năng quan trọng trong quá trình tăng trưởng ở trẻ.

Kẽm đóng vai trò cấu trúc và tham gia duy trì chức năng của nhiều cơ quan quan trọng. Ngoài ra, đây cũng là nguyên tố vi lượng giúp duy trì sự tập trung cao độ trong não bộ. Khi bé thiếu kẽm có thể dẫn đến rối loạn thần kinh.

Một vai trò quan trọng khác của kẽm là tham gia vào quá trình điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần của nhiều hormone như hormone tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục… giúp điều hòa các hoạt động sinh hoạt bên trong và bên ngoài cơ thể.

2. Tác hại của thiếu kẽm ở trẻ em là gì?

Các triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ em thường dễ nhận biết, vì vậy cha mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ sau đây:

Trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, chậm lớn, thấp còi so với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ thiếu kẽm biếng ăn, chán ăn, giảm bú mẹ, không ăn thịt cá, tiêu hóa chậm, táo bón, buồn nôn và nôn kéo dài.

Trẻ thường khó ngủ vào ban đêm và thức dậy nhiều lần khi ngủ.

Chậm phát triển tâm lý, thậm chí có thể suy giảm hoạt động não, hoang tưởng, rối loạn vị giác, khứu giác, buồn ngủ, bại não,…

Tái nhiễm các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm da, bỏng, mụn mủ và viêm niêm mạc.

Vết thương chậm lành, dị ứng thường xuyên, tóc dễ gãy, móng giòn.

3. Làm thế nào để khắc phục tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em?

Theo khuyến cáo của WHO, nhu cầu kẽm ở trẻ em thay đổi tùy theo độ tuổi, cụ thể như sau:

Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: 3 mg kẽm/ngày

Trẻ em 5 – 12 tháng tuổi: 5 – 8 mg/ngày

Trẻ em từ 1 tuổi – 10 tuổi cần 10 – 15 mg kẽm mỗi ngày để tối ưu chiều cao và phát triển thể chất.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Nguồn bổ sung kẽm tốt nhất là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian, vì vậy mẹ cần duy trì nuôi con bằng sữa mẹ và bổ sung kẽm cho bé để tránh thiếu kẽm.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Cha mẹ nên bổ sung kẽm qua thực phẩm. Để tăng cường hấp thu khi trẻ thiếu kẽm và biếng ăn, cha mẹ nên bổ sung vitamin C. Vitamin C có khả năng nâng cao hiệu quả hấp thu và phát huy tác dụng của kẽm và ngược lại. Cho trẻ ăn trái cây tươi giàu vitamin C tự nhiên như cam, quýt, chanh, bưởi… Bên cạnh đó, trẻ còn cần lysine, vi khoáng chất và các vitamin thiết yếu như Kẽm, crom, selen, vitamin B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon.