Người nhiễm covid 19 có bị nhiễm lại không?

Những người đã bị nhiễm Covid-19 vẫn có thể tái nhiễm, chứ không hoàn toàn “bất tử” như mọi người vẫn nghĩ.

Theo các chuyên gia y tế, sau khi khỏi Covid-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus. Tuy nhiên, các kháng thể này không đủ mạnh hoặc đủ lâu để miễn dịch hoàn toàn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người mắc Covid-19 sẽ không bị tái nhiễm trong lần đầu tiên. Tuy nhiên, mức độ sản xuất kháng thể của mỗi cá nhân là khác nhau, do đó khả năng tái nhiễm cũng khác nhau.

Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới là nguyên nhân khiến nhiều người nhiễm Covid-19 lần thứ hai. Những người nhiễm biến thể Delta có khả năng tái nhiễm Omicron, biến thể Alpha… Các chủng đột biến của Covid-19 liên tục tạo ra nhiều vấn đề khác nhau khiến cơ thể không thể thích nghi và đào thải.

Mới đây, kết quả một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy, đối với những người tái nhiễm SARS-CoV-2, tỷ lệ nhập viện và tử vong giảm tới 90% so với lần đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ tái dương tính không quá cao, thường không có triệu chứng và khoảng thời gian cũng không đồng nhất.

Nhiễm Covid-19 vẫn cần tiêm vaccine để bảo vệ tối đa cho cơ thể: “Điều này giống như đặt câu hỏi có cần thiết phải thắt dây an toàn khi có túi khí hay không? Chỉ vì bạn có túi khí, điều đó không có nghĩa là dây an toàn là vô dụng và ngược lại. Sẽ rất tốt nếu bạn có sự bảo vệ của cả hai.”

Đối với những bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, họ có khả năng lây nhiễm cho người khác. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người cần tiêm phòng Covid-19 đầy đủ.

Ngoài ra, các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách… cần tiếp tục được duy trì để ngăn chặn sự lây lan của virus đến mức tối thiểu.

Thời gian gần đây, đã có đợt tái nhiễm Covid-19 chỉ 1-2 tháng sau lần dương tính đầu tiên. Do đó, mỗi người cần biết cách bảo vệ bản thân và tuân thủ các quy định phòng chống dịch.