Huyết áp cao nên uống gì để hạ?

Huyết áp cao nên uống gì để hạ?

Định nghĩa huyết áp cao và chỉ số huyết áp

Huyết áp cao là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch cao hơn bình thường. Ở mức bình thường, hai chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương là 120/80 mmHg. Khi huyết áp tâm thu > 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg là bệnh nhân bị tăng huyết áp.

Ý nghĩa của chỉ số huyết áp

Máu lưu thông trong cơ thể theo một tỷ lệ nhất định. Chỉ số huyết áp của bạn bao gồm 2 con số:
Huyết áp tâm thu, giá trị cao hơn, đo áp suất trong động mạch khi tim đập để đẩy máu ra ngoài (khi cơ tim hoạt động).
Huyết áp tâm trương, là giá trị thấp hơn, đo áp suất của máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai nhịp tim).
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tăng huyết áp có thể phân loại như sau:
– Tiền tăng huyết áp: 120/80 mmHg hoặc là cao hơn
– Tăng huyết áp độ 1: 140/90 mmHg hoặc là cao hơn
– Tăng huyết áp độ 2: 160/100 mmHg hoặc là cao hơn
– Cao huyết áp cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): 180/110 mmHg hoặc cao hơn.
Theo Hội tim mạch Việt Nam, huyết áp dưới 120/80 mmHg được xem là bình thường. Khi bị cao huyết áp, máu chảy qua động mạch với áp suất cao, gây thêm áp lực lên các mô, làm tổn thương mạch máu.
Bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp nếu huyết áp của bạn luôn trên 140/90 mmHg.
Nguyên nhân gây ra huyết áp cao
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao. Tuy nhiên, trong y học, người ta phân biệt cao huyết áp do hai nguyên nhân chính: vô căn và bệnh căn nguyên. Đồng thời chia thành 2 loại bệnh có nguyên nhân giống nhau:
Bệnh cao huyết áp nguyên phát:
– Bệnh nhân tăng huyết áp không rõ nguyên nhân được xếp vào loại vô căn. Bác sĩ sẽ điều tra tiền sử của bệnh nhân, chủ yếu là trong gia đình đã từng mắc bệnh và có thể có cơ sở di truyền. Tình trạng này phổ biến hơn ở người cao tuổi, đặc biệt là nam giới.
Bệnh cao huyết áp thứ phát:
Đối với bệnh nhân cao huyết áp đã biết rõ nguyên nhân thì được xếp vào huyết áp thứ phát. Bệnh chủ yếu do nguyên nhân sau:
– Bệnh nhân mắc bệnh thận, u tuyến thượng thận, bệnh tim mạch,…
– Bệnh nhân mắc các bệnh về hệ thống nội tiết, tuyến giáp,…
– Tác dụng phụ của thuốc.
– Bà bầu bị nhiễm độc thai nghén
Ngoài ra, các yếu tố khác như tuổi cao, di truyền, thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp.
Huyết áp cao nên uống gì để hạ
          Huyết áp cao nên uống gì để hạ

Huyết áp cao nên uống gì để hạ?

Bên cạnh thuốc và thực phẩm, một số loại đồ uống cũng mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân cao huyết áp trong việc giảm huyết áp, hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc kiểm soát huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch.
Cà chua rất giàu carotenoid như lycopene và beta-carotene, là những chất chống oxy hóa mạnh rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các chất này trung hòa các gốc tự do và đào thải độc tố có hại trong cơ thể, từ đó giúp giảm stress oxy hóa, làm chậm quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch và góp phần kiểm soát tốt huyết áp.
Ngoài ra, nước ép cà chua còn rất giàu vitamin E – một chất chống oxy hóa khác và kali – khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng nước và điện giải trong cơ thể và kiểm soát huyết áp. Vì vậy, hãy bổ sung nước ép cà chua vào thực đơn hàng ngày của bạn để nhận được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại.
Nước ép củ dền
Không chỉ giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu và chất chống oxy hóa mạnh mẽ, củ cải đường còn chứa lượng nitrat cao gấp 20 lần so với các loại rau củ khác. Khi vào cơ thể, lượng nitrat này sẽ ngay lập tức được chuyển hóa thành nitrit. Đây là chất có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu và giảm áp lực lên thành mạch, từ đó giúp hạ huyết áp.
Nước ép lựu
Nước lựu chứa nhiều hoạt chất có cơ chế tác dụng tương tự thuốc ức chế men chuyển. Angiotensin I dưới tác dụng của men chuyển sẽ chuyển thành angiotensin II – hoạt chất gây co mạch và làm tăng huyết áp. Nhờ đặc tính ức chế ACE, nước lựu ức chế sự hình thành angiotensin II, chất góp phần làm giãn mạch, giảm huyết áp ở những người bị cao huyết áp.
Nước ép cần tây
Cần tây chứa nhiều apigenin – hoạt chất có tác dụng giãn mạch và hạ huyết áp nhanh chóng. Do đó, nếu bị huyết áp cao, bạn có thể dùng loại rau này để ép nước uống hàng ngày sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả, rất tốt cho sức khỏe.
Một số loại trà
Trà xanh, trà đen, trà ô long, trà giảo cổ lam, trà hoa cúc, trà tâm sen
Nước ép dưa hấu
Dưa hấu giàu axit amin gọi là citrulline. Citruline cần thiết để cơ thể sản xuất oxit nitric – một chất làm giãn mạch máu. Đây chính là tiền đề mang đến tác dụng giảm huyết áp và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các mô trong cơ thể của loại nước ép này.
Sữa tách béo
Thành phần của sữa tách béo chứa nhiều canxi, từ đó giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể sẽ giúp bạn ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, sữa ít béo còn góp phần hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì hay tăng cholesterol máu – những nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp. Vì vậy, sữa tách béo sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang bị cao huyết áp.