Ung thư biểu mô tế bào đáy là một khối u ác tính xuất phát từ tế bào nằm ở tầng đáy của lớp thượng bì. Chẩn đoán bệnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm mô bệnh học. Theo dõi bài viết dưới đây
1. Ung thư biểu mô tế bào đáy là gì?
Ung thư biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma – BCC) là một loại ung thư da phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 75% trong số các loại ung thư da. Nó xuất phát từ tế bào nền – loại tế bào nằm ở lớp sâu nhất của biểu mô da, thường được thay thế bởi các tế bào da mới khi tế bào cũ chết đi.
Ung thư biểu mô thường thấy dưới dạng một vết sưng u trên da, thường làm da trở nên trong suốt. Các tổn thương có thể biểu hiện ở dạng khác nhau. Nó thường phát triển trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như đầu và cổ.
Hầu hết các trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy được gây ra bởi tiếp xúc dài hạn với tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời. Việc tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng là biện pháp phòng tránh hiệu quả để ngăn ngừa bệnh này.
2. Dấu hiệu nhân biết bệnh
Dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào đáy bao gồm:
– Xuất hiện các cục u, vết sưng tấy, mụn nhọt, lở loét hoặc có vảy trên da.
– Khối u có màu trong mờ, có thể hơi nhìn xuyên qua, có thể màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu đen.
– Khối u có màu sáng bóng hơn so với vùng da xung quanh, có thể nhìn thấy các mạch máu nhỏ.
– Cảm giác ngứa ngáy, đau rát.
– Vết lở loét rỉ ra chất lỏng hoặc chảy máu.
3. Nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào đáy
Nguyên nhân của ung thư biểu mô tế bào đáy là do sự phát triển và phân chia bất thường của tế bào đáy trong da. Việc tổn thương DNA trong tế bào đáy thường được liên kết trực tiếp với sự tiếp xúc với tia cực tím UV. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có bất kỳ biện pháp che chắn hoặc bảo vệ nào được sử dụng được cho là làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô . Ngoài ra, tia UV từ các loại đèn trong giường tắm nắng nhân tạo cũng có thể gây ra nguy cơ này.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy bao gồm:
– Ánh sáng mặt trời: Việc cháy nắng do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím có trong các giường tắm nắng.
– Xạ trị: Quá trình xạ trị có thể gây tổn thương da, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô trong tương lai.
– Chủng tộc da trắng: Người da trắng thường có ít melanin hơn, làm tăng khả năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ung thư.
– Tuổi tác: Ung thư da thường xuất hiện ở người cao tuổi, tuy nhiên, nó cũng ngày càng phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi.
– Bệnh sử cá nhân/gia đình: Những người có tiền sử bệnh lý da hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh liên quan đến da có nguy cơ cao mắc ung thư da.
– Suy giảm miễn dịch: Việc sử dụng một số loại thuốc ức chế hệ miễn dịch hoặc tồn tại hội chứng suy giảm miễn dịch có thể tăng nguy cơ mắc ung thư da.
– Tiếp xúc với asen: Việc tiếp xúc lâu dài với kim loại độc hại asen có thể gây ra ung thư biểu mô và các loại ung thư khác. Asen có thể xuất hiện từ nguồn tự nhiên như nước giếng bị ô nhiễm hoặc từ môi trường làm việc, sản xuất có sử dụng hóa chất.
4. Phương pháp điều trị
Mục tiêu của điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy là loại bỏ toàn bộ khối u ung thư. Sự lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất phụ thuộc vào loại, vị trí và kích thước của khối u ung thư, cũng như nguyện vọng và khả năng tái khám để điều trị. Quyết định điều trị cũng có thể phụ thuộc vào việc đây là lần đầu tiên phát hiện ung thư biểu mô hay nó đã tái phát. Một số phương pháp chủ yếu bao gồm:
- Phẫu thuật
– Phẫu thuật cắt bỏ:
Bác sĩ loại bỏ mô da ung thư và phần xung quanh. Phần này được kiểm tra dưới kính hiển vi để đảm bảo không còn tế bào ung thư. Phương pháp này thích hợp cho các trường hợp bệnh ít tái phát, chẳng hạn như khi ung thư xuất hiện trên ngực, lưng, tay và chân.
– Phẫu thuật Mohs:
Bác sĩ loại bỏ từng lớp da ung thư dưới kính hiển vi cho đến khi không còn tế bào ung thư. Phương pháp này giúp loại bỏ toàn bộ tế bào ác tính mà không làm tổn thương tế bào da khỏe mạnh xung quanh. Đây là lựa chọn thích hợp khi ung thư có nguy cơ tái phát cao.
- Phương pháp điều trị khác
– Nạo và điện di:
Bề mặt ung thư được loại bỏ bằng dụng cụ cạo, sau đó tiếp tục điều trị bằng kim điện. Phương pháp này thường được sử dụng cho ung thư biểu mô tế bào đáy nhỏ và ít tái phát.
– Xạ trị:
Sử dụng tia X hoặc proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thường được sử dụng sau phẫu thuật cho những trường hợp có nguy cơ tái phát cao.
– Đông lạnh:
Sử dụng nitơ lỏng để đông lạnh và tiêu diệt các tế bào ung thư trên bề mặt da. Thích hợp cho ung thư biểu mô tế bào đáy nhỏ và mỏng.
– Điều trị tại chỗ:
Bôi kem hoặc thuốc mỡ (theo chỉ định của bác sĩ) cho những trường hợp ung thư nhỏ và mỏng không thể phẫu thuật.
– Liệu pháp quang động lực học:
Sử dụng ánh sáng kết hợp với thuốc cản quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Thích hợp cho ung thư da bề mặt.
- Điều trị ung thư lây lan
Trong trường hợp hiếm, ung thư biểu mô có thể lan rộng. Các phương pháp điều trị bổ sung bao gồm:
– Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu:
Sử dụng thuốc nhắm mục tiêu tấn công vào các điểm yếu của tế bào ung thư.
– Hóa trị:
Sử dụng phác đồ điều trị hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Những lựa chọn điều trị được xác định dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và các yếu tố liên quan.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ website: https://bacsiviemgan.com/