1. Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng
Bạn hãy thử nghĩ xem, đồ vật xung quanh chúng ta sử dụng 20 năm còn hỏng hóc, cần sửa chữa, thậm chí vứt đi nữa là những chiếc khớp háng nâng đỡ cả phần thân trên của cơ thể. Chính vì vậy nguyên nhân của thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình lão hoá tuổi tác của con người gây nên tính trạng mài mòn khớp kéo dài, hay gặp ở độ tuổi 60 và chiếm đến 50% các trường hợp thoái hoá khớp hiện nay.
Y học gọi nguyên nhân này là nguyên nhân nguyên phát, hiểu đơn giản nguyên phát là nguyên nhân bắt nguồn từ chính trong những chiếc khớp háng đã bị mài mòn theo thời gian của chúng ta. Ngược lại với nguyên nhân nguyên phát, đó là nguyên nhân thứ phát. Đó chính là những tác động từ bên ngoài đến khớp háng gây ra thoái hoá.
Và có rất nhiều nguyên nhân thứ phát như: chấn thương thể thao, do biến chứng của các bệnh nền như hoại tử chỏm xương đùi, gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,…thừa cân cũng là một nguyên nhân thúc đẩy bệnh thoái hoá khớp tiến triển nhanh hơn.
Thoái hoá khớp háng thường rất khó nhận biết, tiến triển chậm, khó phát hiện, lại dễ bị nhầm lẫn với những tổn thương thắt lưng hoặc xương chậu. Lý do là vì khớp háng được che bởi nhiều lớp mô cơ và dây chằng. Vậy đó, được bao bọc và ẩn náu như chơi trốn tìm như vậy bảo sao rất khó để phát hiện ra bệnh.
Thoái hóa khớp háng và những điều cần biết
2. Thoái hóa khớp háng và những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Trong khi chúng ta vẫn đang loay hoay tự hỏi: “Sao lại đau nhỉ? Rồi xoa thuốc ở thắt lưng?,.. quá trình thoái hoá lúc đó đã bắt đầu tiến triển xấu và gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, mà tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn, càng nghiêm trọng .
Nếu bạn không tin hãy theo dõi hậu quả mà chúng tôi liệt kê sau đây để hiểu tại sao thoái hoá khớp lại nguy hiểm đối với người cao tuổi như vậy:
Hậu quả phải kể đến đầu tiên là đau. Càng ở các giai đoạn muộn thì tần suất cơn đau xuất hiện càng nhiều hơn, không vận động cũng đau, nghỉ ngơi cũng đau, đau dai dẳng và nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Đau ở khớp háng đồng nghĩa với việc chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như đi lại, ngồi xổm đi vệ sinh hay đơn giản hơn nữa là xỏ giày dép..Hệ luỵ của việc đau còn dẫn đến mất ngủ, lo âu, trầm cảm, sức khỏe tinh thần suy sụp.Khi cơ thể chúng ta không thể hoạt động, tiêu hao năng lượng như bình thường, sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.Thoái hoá khớp háng sẽ gây ra teo cơ và dây chằng, thậm chí mất khả năng xoay người, gập người hay dạng háng.Thoái hoá khớp háng gây ra tàn phế. Thoái hoá tiến triển nặng làm biến dạng khớp khiến người bệnh không đi lại được, trở thành gánh nặng cho gia đình.
3. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng
Hiện có 2 phương pháp điều trị chính gồm:
Điều trị nội khoa là phương pháp dành cho bệnh thoái hoá khớp háng ở giai đoạn nhẹ. Giai đoạn này người bệnh hay sử dụng những viên thuốc giảm đau, chống viêm theo chi định của bác sĩ kèm theo phương pháp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu sẽ giúp điều trị thoái hoá khớp háng.
Điều trị ngoại khoa dành cho thoái hoá khớp háng ở giai đoạn nặng và chúng ta sẽ có 2 phương pháp:
Thay bán phần khớp háng là phương pháp được áp dụng khi thoái hoá khớp ở người bệnh lớn tuổi, kèm ít vận động và có chống chỉ định thay khớp háng toàn phần
Thay khớp háng toàn phần: chủ yếu dành cho những trường hợp như:
Người bệnh dưới 75 tuổi, có bệnh nền gây tổn thương khớp hángTriệu chứng bệnh nghiêm trọng
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM:
Cảnh giác đau khớp háng khi tập yoga
Phòng ngừa trật khớp háng sau thay khớp háng
Uống nước vỏ bưởi có làm tăng men gan không?