Viêm gan virus B hbv là gì? nguyên nhân và chẩn đoán bệnh viêm gan B

– Viêm gan vi rút B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính. 

 – Viêm gan vi rút B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan. 

– HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc DNA. Dựa vào trình tự các nucleotide, HBV được chia thành 10 kiểu gen khác nhau ký hiệu từ A đến J. HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng nguyên, kháng thể này quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn biến bệnh.

– Hiện nay đã có vắc xin dự phòng nên làm giảm rõ rệt số người nhiễm mới HBV. 

CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN B

Chẩn đoán xác định: 

a) Thể vàng da điển hình: 

Có tiền sử truyền máu hay các chế phẩm của máu, tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng từ 4 tuần đến 6 tháng. 

– Lâm sàng: có thể có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, tiểu ít sẫm màu, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, phân bạc màu… 

– Cận lâm sàng: 

+ AST, ALT tăng cao (thường tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường). + Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp.

+ HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+) 

b) Một số thể lâm sàng khác:

– Thể không vàng da: 

+ Lâm sàng: có thể có mệt mỏi, chán ăn, đau cơ. 

+ Xét nghiệm: AST, ALT tăng cao, anti-HBc IgM (+) và HBsAg (+/-). – Thể vàng da kéo dài: 

+ Lâm sàng: Có các triệu chứng lâm sàng giống như thể điển hình, kèm theo có ngứa. Tình trạng vàng da thường kéo dài trên 6 tuần, có khi 3-4 tháng.

+ Xét nghiệm: AST, ALT tăng cao, Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp, HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+). 

– Thể viêm gan tối cấp: 

+ Lâm sàng: Người bệnh có biểu hiện suy gan cấp kèm theo các biểu hiện của bệnh lý não gan. 

+ Xét nghiệm: AST, ALT tăng cao, Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp, HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+), thời gian đông máu kéo dài, giảm tiêu cầu. 

2. Chẩn đoán phân biệt: 

– Cần phân biệt với các loại viêm gan khác như: viêm gan nhiễm độc, viêm gan do virut khác (viêm gan vi rút A, viêm gan vi rút E, viêm gan vi rút C), viêm gan tự miễn, viêm gan do rượu… 

– Các nguyên nhân gây vàng da khác:

+ Vàng da trong một số bệnh nhiễm khuẩn: Bệnh do Leptospira, sốt rét, sốt xuất huyết… 

+ Vàng da do tắc mật cơ học: u đầu tụy, u đường mật, sỏi đường mật,… 3. Điều trị: Chủ yếu là hỗ trợ 

– Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng. 

– Hạn chế ăn chất béo, kiêng rượu bia, tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan. 

– Xem xét nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu cần thiết. 

– Có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan. 

Riêng đối với thể viêm gan tối cấp: Cần điều trị hồi sức nội khoa tích cực. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng vi rút đường uống. 

Chẩn đoám viêm gan B trên kết quả xét nghiệm

1. Chẩn đoán xác định: 

– HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+). – AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.

– Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc Fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn nguyên khác